Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
|
Huy hiệu Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
|
Gọi tắt
|
Đội Thiếu niên, Đội
|
Thành lập
|
15 tháng 5 năm 1941(72 năm trước)
|
Địa điểm
|
Pác Pó,Cao Bằng, Việt Nam
|
Ngôn ngữ chính thức
|
Tiếng Việt
|
Ngân sách
|
Không xác định
|
Trang web
|
Không có
|
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (gọi ngắn gọn: Đội) là một tổ chức thiếu niên nhi đồng hoạt động tại Việt Nam, do chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập ngày 15 tháng 5 năm1941, ở thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng và được Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách hướng dẫn. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được dựa trên nền tảng hoạt động của Phong trào Thiếu niên Tiền phong tại các quốc giacộng sản và phong trào này có nguồn gốc từ phong trào Hướng đạothế giới do huân tước Baden Powell sáng lập vào năm 1907 tại Anh quốc
Từ khi ra đời Đảng ta rất quan tâm đến công tác giáo dục thế hệ trẻ. Ngày 26 tháng 3 năm 1931, Đảng ta đã sáng lập ra Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương và giao nhiệm vụ cho Đoàn trực tiếp phụ trách việc giáo dục thiếu niên và nhi đồng, tổ chức con em thợ thuyền, nông dân bị áp bức vào các tổ chức thích hợp với các em lúc đó như Đồng tử quân, Hồng nhi đội... tiền thân cho đội Thiếu niên tiền phong và đội nhi đồng Hồ Chí Minh hiện nay.
Ngày 8.2.1941, Bác Hồ về nước trực tiếp chỉ đạo cách mạng Việt Nam. Tháng 5.1941, hội nghị trung ương Đảng lần thứ 8 họp và ra những nghị quyết cực kỳ quan trọng trong đó có chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh để đoàn kết toàn dân đánh Pháp, đuổi Nhật, giành độc lập tự do cho Tổ quốc.
Đúng lúc ấy, ngày 15.5.1941, Đảng ta đã ra chỉ thị cho Đoàn thành lập đội Thiếu niên Tiền Phong và Hội Nhi đồng cứu vong và tổ chức thí điểm ngay tại Pác Bó (Cao Bằng). Sự kiện này có ý nghĩa lịch sử đối với công tác thiếu niên và nhi đồng ở nước ta, vì thế ngày 15.5.1941 được coi là ngày chính thức thành lập Đội.
Hoạt động của đội thời kỳ này nhằm vào mục đích "Dự bị vào giúp đánh Tây, đánh Nhật làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập" (điều lệ Hội Nhi đồng cứu vong). Các em trong đội được tổ chức học quốc ngữ, học hát những bài ca cách mạng. Các em còn tham gia bảo vệ cán bộ cách mạng, làm liên lạc cho các đội Cứu quốc quân, Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.. Kim Đồng, tấm gương tiêu biểu cho thế hệ thiếu niên thời kỳ đấu cách mạng đã anh dũng hy sinh ngay bên con suối Lênin, gần hang Pác Bó của Bác Hồ, bảo vệ cán bộ thoát khỏi vòng vây của kẻ thù trong hoàn cảnh hiểm nghèo.
Sau cách mạng tháng Tám, Hội Nhi đồng cứu vong được đổi tên thành Hội Nhi đồng cứu quốc. Tháng 3.1951, Hội đổi tên thành Đội Thiếu nhi Tháng Tám. Trong giai đoạn này các em đã tham gia công tác Trần Quốc Toản, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ neo đơn. Tiêu biểu cho thế hệ chống Pháp là Lê Văn Tám (Sài Gòn) với danh hiệu bất tử Em bé đuốc sống, Dương Văn (Hà Nội) tự tay bắn chết 3 tên Pháp và hy sinh anh dũng tại trận phục kích địch ở trận Xấu Giá (Sơn Tây), và Vừ A Dính (Lai Châu)... Các đơn vị nổi tiếng như: Đội Thiếu niên du kích Đình Bảng, Đội Thiếu niên du kích thành Huế, Đội Thiếu niên du kích Đồng Tháp Mười...
Hòa bình lập lại, tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ hai (tháng 11.1956), Đội Thiếu nhi tháng Tám được đổi tên thành Đội Thiếu niên Tiền Phong cho cả hai lứa tuổi thiếu niên và nhi đồng. Ngày 19.3.1961, Ban Bí thư trung ương Đảng lại giao cho Trung ương Đoàn tổ chức riêng lứa tuổi nhi đồng vào Đội Nhi đồng tháng Tám.
Vào dịp kỷ niệm 20 năm thành lập Đội, ngày 15.5.1961, Bác Hồ ra lời dặn 5 điều tiếng mở đầu phong trào thi đua học tập, làm kế hoạch nhỏ góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Làm theo 5 điều Bác dạy, đội viên và thiếu niên trường cấp I Hải Nhân (Thanh Hóa), trường cấp 2 Bắc Lý (Hà Nam Ninh), trường cấp 1, 2 Cẩm Bình (Nghệ Tĩnh) đã ghi vào lịch sử Đội những trang mới. Năm 1962, từ xã Liên Sơn (Tiên Sơn, Hà Bắc) đã khởi phát phong trào thiếu niên làm nghìn việc tốt.
Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, thiếu niên hai miền Nam Bắc đã biểu lộ tinh thần yêu nước nồng nàn cùng cha anh đánh giặc. Truyền thống anh hùng của Kim Đồng, Lê Văn Tám được tiếp tục phát huy với tên tuổi của Đoàn Văn Luyện, Kơ-pa-kơ-lơng... (miền Nam), của Nguyễn Bá Ngọc, Nguyễn Đỗ Hùng (miền Bắc). Các em đã góp phần xứng đáng vào công việc sản xuất, bảo vệ trị an, nêu lên nhiều tấm gương học tốt và tham gia tích cực công tác Trần Quốc Toản. Thiếu niên Việt Nam đã làm tròn trách nhiệm Đảng giao.
Vâng lời bác dạy
Làm nghìn việc tốt
Chống Mỹ cứu nước
Thiếu niên sẵn sàng
Sau khi Bác Hồ mất, ngày 30.1.1970 thể theo nguyện vọng của thiếu niên và nhi đồng cả nước, Ban chấp hành trung ương Đảng đã quyết định cho Đoàn và Đội mang tên Bác. Từ đó đến nay Đội có tên:
Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh
Đội Nhi đồng Hồ Chí Minh
Từ tổ chức 8 thiếu niên đầu tiên trong đó có Lý Tự Trọng do Bác Hồ tổ chức khi Người về Quảng Châu (Trung Quốc) nhen nhúm ngọn lửa cách mạng, ngày nay Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và Đội Nhi đồng Hồ Chí Minh đã có hàng triệu đội viên vai mang khăn quàng đỏ thắm, tiêu biểu cho thế hệ măng non đất nước, niềm tin và hy vọng của Tổ quốc Việt Nam.
Ngày truyền thống của Đội - 15.5 - mãi mãi là ngày hội của thiếu niên nhi đồng Việt Nam lớp này đến lớp khác thể hiện niềm tự hào về Đảng tiên phong, về Dân tộc anh hùng, phấn đấu đạt danh hiệu quen thuộc mà cao quý cháu ngoan Bác Hồ, xứng đáng là người kế tục tương lai sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ muôn vàn kính yêu.
Tóm Tắt:
· Ngày 15 tháng 5, 1941: Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được thành lập bởi Lãnh tụ của Đảng Cộng sản Đông Dương Nguyễn Ái Quốc ở gần hang Pắc Pó, xuôi dòng suối Lênin, dưới chân núi Thoong Mạ, ở thôn Nà Mạ.
· Các thành viên đầu tiên: Nông Văn Dền (đội trưởng), Nông Văn Thàn, Lý Văn Tịnh, Lý Thị Nạ, Lý Thị Xậu. Bí danh (lần lượt): Kim Đồng, Cao Sơn, Thanh Minh, Thanh Thủy, Thủy Tiên.
· Mục đích của Đội: "Đánh Tây, đuổi Nhật, giành độc lập cho nước nhà".
· Tháng 3, 1951, Đội thiếu nhi cứu quốc được đổi tên thành Đội thiếu nhi tháng Tám.
· Năm 1954: Các phong trào của Đội phát triển mạnh mẽ với các phong trào "Vì miền Nam ruột thịt", "Đi thăm miền Nam".
· Ngày 30 tháng 1 năm 1970, Đội một lần nữa đổi tên thành Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh như ngày nay.
Tuyên ngôn hoạt động
"Đội là nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, là lực lượng dự bị của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh" (thường gọi ngắn gọn: Đoàn).
Các đặc trưng
· Huy hiệu Đội hình tròn, có hình búp măng trên nền cờ Việt Nam và khẩu hiệu "Sẵn sàng".
· Cờ Đội có nền đỏ và ảnh huy hiệu Đội ở giữa cờ.
· Khăn quàng đỏ là một đặc trưng của đồng phục đội viên, là một mảnh vải hình tam giác cân, màu đỏ.
· Đội ca là bài hát Cùng nhau ta đi lên, do nhạc sĩ Phong Nhã sáng tác mang nội dung kêu gọi đội viên theo bước Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, kêu gọi yêu nước, yêu lao động, chăm học...
· Khẩu hiệu: "Vì tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại: Sẵn sàng!"
· Ngày truyền thống là ngày thành lập Đội: 15 tháng 5 hàng năm';
Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng
Vào năm 1961, nhân Lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam (15 tháng 5 năm 1941-15 tháng 5 năm 1961), theo đề nghị của Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi một bức thư cho thiếu niên, nhi đồng. Nội dung trong thư đã trở thành một trong các nội dung của điều lệ hoạt động của Đội
1. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.
2. Học tập tốt, lao động tốt.
3. Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt.
4. Giữ gìn vệ sinh thật tốt.
5. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.
Dùng làm mục tiêu: "phấn đấu rèn luyện cho đội viên, giúp đỡ đội viên phát triển mọi khả năng trong học tập, hoạt động, vui chơi, thực hiện quyền và bổn phận theo luật Bảo vệ Chăm sóc và Giáo dục Trẻ em. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh đoàn kết, hợp tác với các tổ chức, phong trào thiếu nhi ở khu vực và thế giới vì những quyền của trẻ em, vì hòa bình, hạnh phúc của các dân tộc."
Khăn quàng đỏ
Khăn quàng đỏ là biểu tượng và đồng phục của đội viên (thành viên của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh). Nó là một tấm vải màu đỏ, hình tam giác, thường từ vải bông, lụa hoặc valise và được xem là một phần của cờ Việt Nam. Khăn quàng đỏ được thắt lên cổ áo của đội viên theo một quy tắc nhất định. Khăn quàng đỏ còn là biểu tượng của Chủ Nghĩa Cộng Sản. Khăn quàng đỏ được sử dụng cho cấp bậc tiểu học đến trung học cơ sở.
Bài hát : Đội ca .
Cùng nhau ta đi lên theo bước Đoàn thanh niên đi lên
Cố gắng xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ
Lời thề ta ghi sâu mãi mãi trong tim không phai
Quyết xứng danh thiếu niên anh dũng nước nhà...
Tiến quyết tiến hướng Quốc kỳ thắm tươi Anh em ta yêu Tổ Quốc suốt đời Cùng yêu nhân dân yêu chuộng lao động tăng gia Thi đua học hành ngày một tiến xa
Ngày mai anh em ta khôn lớn trở nên bao thanh niên, quyết chí giữ vững tiếng chuông hoà bình Ngày nay anh em ta ráng sức học hành tập rèn, quyết trở nên thanh niên anh dũng sau này
Bước dấn bước gió tung bay tóc xanh, ta noi gương để tranh dấu Bác Hồ Phục vụ nhân dân xây dựng xã hội tương lai Nêu cao Quốc kì rực trong nắng tươi
PHỤ TRÁCH ĐỘI CẦN BIẾT: NHỮNG SỰ KIỆN QUAN TRỌNG TRONG LỊCH SỬ ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH VÀ PHONG TRÀO THIẾU NHI VIỆT NAM
Năm 1926: Trong "Báo cáo gửi Quốc tế cộng sản", đ/c Nguyễn ái Quốc (tức Bác Hồ kính yêu sau này) đã thông báo ở mục 3 là Bác đã "Tổ chức một tổ thiếu nhi. Lựa chọn trong con em nông dân và công nhân…".
Năm 1926: Trong "Báo cáo gửi Quốc tế cộng sản", đ/c Nguyễn ái Quốc (tức Bác Hồ kính yêu sau này) đã thông báo ở mục 3 là Bác đã "Tổ chức một tổ thiếu nhi. Lựa chọn trong con em nông dân và công nhân…".
Ngày 22-7-1926: Bác Hồ viết thư cho Uỷ ban TƯ đội TNTP (thuộc Đoàn TNCS Lênin) đề nghị đào tạo theo chương trình lâu dài một số thiếu niên VNthành cán bộ Đoàn sau này.
Trong "phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931" đã xuất hiện tổ chức Đội Đồng Tử Quân, tham gia đấu tranh lập chính quyền Xô Viết ở Nghệ Tĩnh. Nhiệm vụ chủ yếu của các tổ chức này là làm giao thông liên lạc, canh gác bảo vệ các cuộc họp.
Ngày 15-5-1941: Tại Nà Mạ (xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng), tổ chức Hội Nhi đồng cứu quốc (nay là Đội TNTP Hồ Chí Minh) được thành lập gồm 5 đội viên, đầu tiên là Nông Văn Dền (tức Kim Đồng), Nông Văn Thàn (tức Cao Sơn), Lý Văn Tinh (tức Thanh Minh), Lý Thị Nì (tức Thuỷ Tiên), Lý Thị Xậu (tức Thanh Thuỷ), anh Kim Đồng được bầu làm đội trưởng.
Năm 1945: Tại Thủ đô Hà Nội và các tỉnh, thành, hàng loạt Đội thiếu niên, nhi đồng cứu quốc đã ra đời. Nổi tiếng là các đội: Đội Nhi đồng cứu quốc Mai Hắc Đế, Đội thiếu niên Hoàng Văn Thụ, Đội thiếu niên Thành Huế, Đội thiếu niên du kích Đình Bảng, Đội thiếu niên tình báo Bát Sắt; các đội thiếu nhi ở Sài Gòn và liên khu 5…
Ngày 19-5-1956: Một cuộc diễu hành thiếu nhi TP Hà Nội đến Phủ Chủ tịch, mừng ngày sinh lần thứ 56 của Bác Hồ.
Tháng 9-1947: Nhân kỷ niệm Quốc khánh, Bác Hồ đã viết thư cho thiếu nhi cả nước, khen ngợi thành tích của thiếu nhi tham gia kháng chiến. Bác viết: "Trong cuộc CM tháng 8 và trong cuộc chiến bây giờ đã có nhiều cháu tham gia".
Tháng 2-1948: Bác viết thư hướng dẫn thiếu nhi nước ta làm công tác Trần Quốc Toản. Từ đấy công tác Trần Quốc Toản ra đời và trở thành phong trào thi đua sôi nổi, trong cả nước cho đến ngày nay.
Tháng 3-1951: Tại Việt Bắc, Hội nghị cán bộ Đoàn đã quyết định thống nhất các tổ chức thiếu niên,nhi đồng và lấy tên là Đội Thiêu nhi Tháng Tám.
Hội nghị cũng đã thống nhất một số chủ trương mới như đội viên theo khăn quàng đỏ, bài ca chính thức, khẩu hiệu, phiên chế tổ chức Đội.
Ngày 4-11-1956: Đại hội lần thứ II của Đoàn, đã ra Nghị quyết về công tác thiếu niên nhi đồng và quyết định đổi tên Đội Thiếu nhi Tháng Tám thành Đội Thiếu niên tiền phong Việt Nam, bao gồm hai lứa tuổi nhi đồng và thiếu niên.
Năm 1958: Mở đầu phong trào "kế hoạch nhỏ" và "Hợp tác xã Măng non". Ngày 2-12-1958, bác Tôn Đức Thắng - Chủ tịch Uỷ ban thường vụ Quốc hội khoá 2 đã viết thư hoan nghênh sáng kiến và cho phép mở rộng thành phong trào toàn miền Bắc.
Ngày 19-3-1960: Theo Chỉ thị 97-CT/TW của Ban Bí thư TƯ Đảng (khoá III) các em ở tuổi nhi đồng được vào Đội Nhi đồng Tháng Tám, có điều lệ nghi thức riêng và hoạt động với sự giúp đỡ của Đội TNTP.
Năm 1961: Phong trào "Nghìn việc tốt" xuất phát từ Tam Sơn tỉnh Bắc Ninh và sau đó phát triển rộng ra các tỉnh trở thành một phong trào lớn của Đội.
Ngày 15-5-1961: Nhân kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Đội TNTP, Bác Hồ gửi thư dặn các cháu 5 điều:
"1. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.
2. Học tập tốt, lao động tốt
3. Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt.
4. Giữ gìn vệ sinh thật tốt.
5. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm"
Ngày 30-1-1970: Ban chấp hành TƯ Đảng quyết định cho Đoàn thanh niên, Đội TNTP được mang tên Bác Hồ vĩ đại; Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh, Đội nhi đồng Hồ Chí Minh.
Ngày 23-6-1976: Theo đề nghị của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Ban chấp hành TƯ Đảng đã quyết định trao cho Đội khẩu hiệu mới:
"Vì tổ quốc XHCN, vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại, hãy sẵn sàng!".
Từ ngày 1 đến ngày 09/07/1986 Đại hội cháu ngoan bác Hồ lần thứ II được tổ chức tại Hà Nội và Hải phòng, với 274 đại biểu thiếu nhi trong đó có 157 nữ ,117 nam và 73 phụ trách Đội tham gia, đoàn đại biểu quốc tế gồm thiếu nhi Lào và Campuchia mỗi đoàn 15 ban và phụ trách.
Ngày 15/05/1986: Khánh thành khu di tích Kim Đồng tại quê hương anh Kim Đồng
Từ ngày 30/06 đến ngày4/7/1990 Đại hội cháu ngoan bác Hồ lần thứ III được tổ chức tại Hà Nội và Nghệ An, với 198 thiếu nhi trong đó nam là 62, 127 nữ và 45 phụ trách tham gia, đại biểu thiếu nhi Liên Xô, Lào, Campuchia tham dự.
Từ ngày 9 đến 12-7-2000: Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ lần thứ V được tổ chức tại Hà Nội và Nghệ An, với 271 đại biểu, trong đó 115 nam, 156 nữ và 65 phụ trách; Đoàn đại biểu thiếu nhi Việt Nam sinh sống và học tập tại Ba Lan, Hungari, Lào,
Từ ngày 15-18/7/2005 "Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ" toànquốc lần thứ VI, được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội và tỉnh Nghệ An. Về dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ VI có 400 đại biểu, trong đó 300 đại biểu thiếu nhi - Cháu ngoan Bác Hồ xuất sắc và 100 phụ trách thiếu nhi tiêu biểu trong cả nước.
Năm học 2003-2004, triển khai phong trào "Khăn hồng tình nguyện" trong lực lượng phụ trách thiếu nhi; phát động phong trào "Tấm áo tặng bạn" trong thiếu nhi cả nước.
Năm học 2005-2006, tiến hành tổng kết 10 năm thực hiện "Chương trình rèn luyện đội viên".
từ năm học 2005-2006 ban hành "Chương trình rèn luyện phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh".
Tháng 12/2007: Hội thi "Chúng em kể chuyển Bác Hồ" toàn quốc tổ chức tại thủ đô Hà Nội với sự tham gia của 45 tỉnh Thành phố trong cả nước.
Tháng 7/2008: Trại hè TN khu vực phía bắc tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ngày 20/11/2008: 300 Liên đoàn trong toàn quốc đồng loạt tổ chức ngày hội "Thắp sáng ước mơ thiếu nhi VN". Chương trình được truyền hình trực tiếp trên đài truyền hình VN và đài PTTH các tỉnh, Thành phố.
Ngày 26/3/2009: 64/64 tỉnh, Thành phố trong cả nước chỉ đạo 100% các liên đội đồng loạt tổ chức ngày hội "Thiếu nhi vui khoẻ - tiến bước lên Đoàn" chào mừng kỷ niệm 78 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.